Nhóm loài Sinh vật huyền thoại Trung Hoa

Kỳ Lân Trung QuốcBí Hí ở Bắc Kinh, Trung QuốcTượng Phượng Hoàng Trung Quốc
  • Tứ linh hay còn gọi là Tứ thụy (bốn loài vật cát tường) là bốn loài linh thú lớn trong thần thoại Trung Hoacác nước đồng văn, bao gồm Long (rồng), Lân (kỳ lân), Quy (rùa)Phượng (phượng hoàng).[2] Trong bốn loài thú thì kỳ lân, rồng và phượng, đều là những loài vật trong thần thoại và không có thực. Đây là bốn linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời đất, bắt nguồn từ tứ linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn phương trời, đại diện cho 4 nguyên tố chính của trời đất nước, lửa, đất và gió. Tứ Linh là biểu trưng của vẻ đẹp cao sang, phú quý, đồng thời cũng là vật phẩm có giá trị phong thủy cao.
  • Tứ Thánh Thú (四圣兽) hay Tứ tượng là nhóm bốn động vật biểu thị tinh tượng trên bầu trời bốn vùng lớn Đông Nam Tây Bắc là Đông Long, Nam Điểu, Tây Hổ, Bắc Quy Xà (Vũ); đồng thời cũng là thần linh bốn phương trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, là đại diện của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, là khái niệm phân biệt với Tứ Linh.[3]. Theo học thuyết ngũ hành dựa theo ngũ hành âm dương phối năm loại màu sắc cho Đông Nam Tây Bắc Trung, tiếp đó phối cho mỗi con thánh thú ở Đông Nam Tây Bắc: Đông Phương Thanh Long (东方青龙), Bạch Hổ Tây Phương (西方白虎), Bắc Phương Huyền Vũ (北方玄武), Nam Phương Chu Tước (南方朱雀). Thời kì Lưỡng Hán, Tứ tượng biến đổi trở thành thần linh mà đạo giáo thờ phụng, vì vậy Tứ Thánh Thú cũng được gọi là Tứ Linh Thú.
  • Long sinh cửu tử: Theo truyền thuyết Long sinh Cửu Phẩm, Rồng sinh ra chín người con nhưng không con nào trở thành Rồng. Chín đứa con của Rồng đều là các loài thần thú và có tính cách khác nhau[4], dựa vào tính cách của mỗi con mà dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau[5]. Hiện nay, nhìn chung chia làm hai thuyết: Thuyết thứ nhất gồm các con: Bí Hí, Si Vẫn, Bồ Lao, Bệ Ngạn, Thao Thiết, Công Phúc, Nhai Xế, Toan Nghê, Tiêu Đồ. Thuyết thứ hai gồm các con: Tù Ngưu, Nhai Xế, Trào Phong, Bồ Lao, Toan Nghê, Bị Hí, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn.
    • Bí Hí (tên khác là Bị Hí, Bá Hạ, Bát Phúc, Thạch Long Quy) là con trưởng của Rồng, có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá, được gọi là "con rùa đội bia" (rùa đá). Một số người nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài rùa nhưng có thể là Bí Hí vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến sĩ.
    • Li Vẫn là con thứ hai của rồng, còn có tên gọi là Xi Vẫn, Si Vẫn, con Kìm là linh vật có đầu rồng, miệng rồng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình. Nó sống ở biển, có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây, miệng rộng và thân ngắn, mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời và mù mịt cả trời đất. Là một linh vật dùng trong trang trí kiến trúc.
    • Bồ lao (蒲牢) là con thứ ba của Rồng sống ở biển, là linh vật thích âm thanh lớn và thích gầm rống, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn. Người xưa thường đúc trên quai chuông hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa.
    • Bệ Ngạn (tên gọi khác là Bệ Lao, Hiến Chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Tạo hình Thao Thiết trong phim Tử chiến Trường Thành (The Great Wall)
    • Thao thiết là con thứ năm của Rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự. Trong bộ phim Tử chiến Trường Thành (The Great Wall) có mô tả hình tượng của Thao Thiết, được cho là có nguồn gốc từ một thiên thạch, tấn công Trung Hoa mỗi sáu mươi năm một lần, Thao Thiết đầu đàn (gọi là Thao Vương).
    • Công Phúc là con thứ sáu của Rồng là linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ cộng đồng.
    • Nhai Xế (tên gọi khác là Nhai Xải, Nhai Tí) là con thứ bảy của Rồng. Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, đốc kiếm ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
    • Toan Nghê (còn gọi là Kim Nghê) là con thứ tám của Rồng là sinh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát. Ở Việt Nam có sinh vật tương tự là con Nghê là sinh vật được cách điệu hóa từ con chó đá.
    • Tiêu Đồ (hay còn gọi là Thô Phủ) là đứa con thứ chín của rồng, đây là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
    • Tù Ngưu (hay còn có tên gọi khác là Tỳ Hưu, Kỳ Hưu, Tỳ Ngưu, Tu Lì, Tu Lỳ), có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Đây là linh vật giỏi về âm nhạc nên được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí.
    • Trào Phong thích sự nguy hiểm, thích nhìn ra xa nên thường chọn chỗ cao, cheo leo như đầu cột, góc mái của ngôi nhà, điểm cao một số công trình kiến trúc làm chỗ leo trèo hoặc đứng nhìn. Bởi vậy, nó là linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà (thường đặt ở bốn góc mái nhà) với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với Si Vẫn),, hình tượng Trào Phong trên góc mái còn tượng trưng cho điều tốt lành, may mắn, tạo giá trị trang trí đẹp mắt và uy nghi.
    • Phụ Hí có hình dáng như Rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ bia mộ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh vật huyền thoại Trung Hoa http://www.chinanews.com.cn/news/2004year/2004-05-... http://www.chinancient.com/nine-headed-bird/ http://fengshui-doctrine.com/index.php?q=feng-shui... http://www.uexpress.com/tell-me-a-story/2014/7/20/... http://mirlyn.lib.umich.edu/Record/003947324 http://www.gocnhin.net/cgi-bin/viewitem.pl?676 http://www.nikko-jp.org/perfect/ http://www.runivers.ru/philosophy/chronograph/1548... http://www.pch.scu.edu.tw/blog/post/4/29 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/1409...